Vị trí 2 lá phổi nằm ở đâu trên cơ thể người. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những nội dung cần thiết cho quý độc giả. Bài viết sẽ được cập nhập thường xuyên.
Phổi là bộ phần gì?
Phổi là một bộ phận quan trọng của cơ thể, với vai trò chủ chốt là trao đổi không khí – đưa oxy từ bên ngoài vào trong tĩnh mạch phổi, ngoài ra phổi còn là nơi lưu trữ máu của cơ thể.
Phổi nằm ở đâu trên cơ thể người?
Phổi nằm cạnh trung thất và ngăn cách vói các tạng bụng bởi cơ hoành chiếm phần lớn 2 bên lồng ngực. Phổi được bao bọc bởi màng phổi (trừ rốn phổi).
Phổi xốp nhưng rất đàn hồi để đảm nhận vai trò hô hấp nên khi gõ vào thành ngực có tiếng trong, khi viêm, tổ chức phổi đông đặc nên gõ có tiêng đục. Màu sắc phổi thay đổi theo tuổi: ở thai nhi màu đỏ nâu, ở trẻ em mầu hồng, ngưòi lốn-người già màu xanh biếc và có nhiều chấm đen do hắc tố đọng lại.
Vị trí của phổi nằm bên trong lồng ngực và được bao bọc bởi các xương sường xung quanh. Phổi gồm có hai buồng, giữa hai buồng phổi là khí quản, còn phía dưới phổi có cơ hoành ngăn giữa phổi với các cơ quan khác trong ổ bụng như dạ dày, gan và lá lách.
Hình thể ngoài và hình thể trong của phổi
Hình thể trong của phổi:
Cấu tạo bên trong của phổi bởi các thành phần đi qua rốn phổi, phân chia nhỏ dần trong phổi. Bao gồm cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch phế quản, động mạch và tĩnh mạch phổi, các sợi thần kinh, các mô liên kết và bạch mạch.
Hình thể ngoài của phổi:
Có cấu tạo dạng nửa hình nón được treo trong khoang màng phổi bởi dây chằng phổi và cuống phổi.
Đồng thời, mặt ngoài của phổi áp vào thành ngực còn mặt trong giới hạn hai bên của trung thất, mặt dưới gọi là đáy phổi được áp vào cơ hoành.
Mỗi phổi giống như nửa hình nón, có 3 mặt, 3 bờ và 1 đỉnh
Mặt ngoài
Mặt này có các ấn sườn và có cân nội ngực ngăn cách. Ở phổi trái có 1 khe liên thùy lớn chia làm 2 thùy trên và dưới, phổi phải có 2 khe liên thùy lớn và nhỏ, chia phổi làm 3 thùy trên, giữa, dưới.
Khi chấn thương lồng ngực, xương sườn có thể gãy gây hạn chế cử dộng của lồng ngực. Xương sườn gãy có thể đâm thủng màng phổi và phổi gây chảy máu và tràn khí màng phổi.
Mặt trong
Hơi phẳng, ở gần giữa có rốn phổi hình 1 cái vợt, cán quay xuống dưới. Trong rốn phổi có các thành phần của cuống phổi.
Nếu lấy rốn phổi làm mốc: phía trước dưới có hố tím, trước trên bên phải có rãnh tĩnh mạch chủ trên, bên trái có rãnh lên của quai động mạch chủ. Phía trên rốn ở bên phải có rãnh thân động mạch, bên trái có rãnh ngang của quai động mạch chủ. Sau rốn có rãnh tĩnh mạch đơn lớn ở bên phải, rãnh động mạch chủ ngực ở bên trái.
Mặt dưới
Lõm úp lên 2 vòm hoành, qua cơ hoành, phổi phải liên quan với mặt trên của gan, bên trái liên quan với phình vị lớn dạ dày.
Đỉnh phổi
Là phần cao nhất của phổi, nhô lên phía trên lồng ngực, có động mạch dưới đòn đi sát mặt trước ngoài đỉnh phổi, có hạch sao ở sát phía sau đỉnh phổi.
Các bờ
Tương ứng với các mặt, phổi có 3 bờ: bờ trước, bờ sau là ranh giới giữa mặt ngoài và trung thất ở phía trước và phía sau. Riêng bờ dưới có 2 đoạn, đoạn thẳng là ranh giới giữa mặt trung thất và mặt đáy, đoạn cong là ranh giới giữa mặt ngoài và mặt đáy.
Cấu tạo và chức năng sinh lý của phổi
Cấu tạo của phổi:
Phổi được cấu tạo bởi sự phân chia nhỏ dần của các thành phần cuống phổi (phế quản gốc, động, tĩnh mạch phổi, động mạch phế quản, tĩnh mạch phế quản, bạch mạch, các sợi thần kinh và các tổ chức liên kết bao quanh các thành phần trên).
Khi chui vào trong phổi chúng chia nhỏ dần từ đơn vị to đến đơn vị nhỏ (thuỳ phôi, phân thuỳ phổi, tiểu thuỳ phổi và phế nang) tiêu biểu là sự phân chia cây phê quản. Các thành phần khác như động-tĩnh mạch phổi, động-tĩnh mạch phế quản; thần kinh, bạch huyết phân chia tương tự như cây phế quản.
Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.
Chức năng sinh lý của phổi
+ Chức năng sinh lý chính của phổi là trao đổi khí oxy và CO2: Qúa trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.
+ Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nội mô, chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ (tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản), tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên, bạn đã nắm rõ được vị trí phổi nằm ở đâu, cấu tạo chi tiết và chức năng sinh lý của phổi. Mong với những thông tin hữu ích này, bạn đã nắm rõ được tầm quan trọng của phổi đối với cơ thể người và có ý thức bảo vệ sức khỏe.
Các đơn vị phổi
Các thành phần khi vào phổi sẽ phân thành những đơn vị nhỏ có thể gọi là các đơn vị phổi. Có 4 đơn vị chính:
- Thùy phổi: Phổi phải có 3 thùy ( trên, giữa, dưới) phổi trái có 2 thùy ( trên, dưới) có các khe liên thùy ngăn cách và được một phế quản thùy dẫn khí vào.
- Phân thủy phổi: Phổi phải có 10, phổi trái có 8 – 9 phân thùy do phân thùy 1 – 2 hoặc 7 – 8 dính lại với nhau và có 1 phế quản cùng tên dẫn khí vào nhưng không có ranh giới rõ rệt.
- Tiểu thùy phổi: Là đơn vị cơ bản của phổi có thể tích 1cm khối hiện lên ở mặt ngoài phổi bằng những hình đa diện do 1 phế quản trên tiểu thùy dẫn khí vào.
- Phế nang là đơn vị nhỏ nhất, nơi xảy ra quá trình trao đổi khí.
Cuống phổi
Cuống phổi gồm có phế quản gốc, các mạch máu và thần kinh đi vào phổi( động mạch phổi, động mạch phế quản, thần kinh phổi) hoặc từ phổi đi ra (tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch phê quản và bạch huyết). Cuống phổi chia làm 2 loại: Cuống phổi chức phận: gồm phế quản gốc, động mạch, tĩnh mạch phổi. Cuống phổi dinh dưỡng: gồm động tĩnh mạch phế quản, bạch mạch và thần kinh.
Màng phổi
Màng phổi là bao thanh mạc bọc mặt ngoài phổi có 2 lá: lá thành lót mặt trong thành ngực, lá tạng bọc sát mặt ngoài phổi. 2 lá liên tiếp nhau ở rốn phổi, bình thường giữa 2 lá là khoang ảo nhưng khi bệnh lý thì trở thành 1 túi chứa khí hoặc dịch, đè ép vào phổi, gây rối loạn chức năng phổi.
Màng phổi cũng như phổi có 3 mặt (phế mạc sườn, phế mạc hoành, phế mạc trung thất). Ứng với các bờ phổi là các góc phế mạc, trong đó góc sườn hoành có nhiều ứng dụng hơn cả vì là nơi thấp nhất của khoang phế mạc.
Thể tích của phổi
Tỷ trọng lúc chưa thỏ nặng hơn nưốc, lúc thở rồi nhẹ hơn nước; dung tích chứa 4,5 đến 5 lít. Phổi phải (700g) nặng hơn phổi trái (600g), nam nặng hơn nữ. Phổi có tính chất đàn hồi, mềm, nên khi cho ra khỏi lồng ngực thì không giữ được nguyên hình mà xẹp xuống.
Các bệnh thường gặp ở phổi
- Bệnh suyễn: Là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp, không lây, xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Các triệu chứng xuất hiện như tức ngực, khó thở, ho khan, mặt nhợt nhạt, …. Các biến chứng nguy hiểm nhưng ngừng tim, ngừng hô hấp.
- Viêm phế quản: Đây là chứng viêm nhiễm tại phế quản. Các triệu chứng thường gặp: ho ra đờm, thở khò khè, khó thở, …. Nguyên nhân 90% là do nhiễm virus gây ra.
- Viêm phổi: Đây là căn bệnh gây ra bởi các hiện tượng nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác như ký sinh trùng thì ít phổ biến hơn. Ngoài ra viêm phổi cũng do nguyên nhân từ hóa chất độc hại.
- Ung thư phổi: Là xuất hiện một khối u ác tính sinh trưởng nhanh không thể kiểm soát, sự tăng trường này có thể lan ra các bộ phận các của cơ thể, gọi là di căn.
- Tràn khí màng phổi : Là khi có một lượng không khí bất thường trong khoang màng phổi. Các triệu chứng như đau nhói, đau một bên ngực, khó thở,….
- Tràn dịch màng phổi: Là triệu chứng tích tụ dịch trong khoang trống giữa phổi.