Ở hai đầu nỗi nhớ
Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ?
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương?
Anh đang ở Pai-lin
Rừng khộp khô trong nắng
Thương em chiều mưa lạnh
Muốn gửi chút nắng hồng
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn
Ở đầu kia nỗi nhớ
Nằm đếm tiếng mưa rơi
Đếm mấy triệu hạt rồi
Mà chưa vơi nỗi nhớ
Ở hai đầu nỗi nhớ
Yêu và thương sâu hơn
Ở hai đầu nỗi nhớ
Nghĩa tình đằm thắm hơn
Đôi Nét Về Nhà Thơ Trần Đình Chính
– Nhà báo, nhà thơ Trần Đình Chính sinh năm 1955, bút danh Trần Hoài Thu. Ông là bộ đội thông tin trong chiến tranh Việt-Mỹ, chiến đấu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Sau chiến tranh, ông theo học và tốt nghiệp khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
– Sau đó ông làm phóng viên của báo Nhân Dân. Ông ở Hà Nội và đã hai lần lập gia đình. Ông có hai con với người vợ trước (con gái lớn đã lập gia đình, con trai đang học đại học)
– Do thiếu tiền chữa bệnh, phải chạy thận thường xuyên nên ông buộc lòng phải đem bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” ra bán bản quyền, lấy tiền chữa bệnh. Khi biết được thông tin về trường hợp của tác giả Trần Đình Chính
– Nhà thơ Trần Đình Chính cũng được nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ để chữa bệnh hiểm nghèo. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã chuyển toàn bộ số tiền thu được trong 10 năm của bài thơ cho ông (dù ông chưa ký hợp đồng uỷ thác quyền cho VCPMC
– Vì bệnh nặng nên ông đã qua đời ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Tìm Hiểu Thêm Về Tác Phẩm
Phổ nhạc
Năm 1987, bài thơ đã được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc và trở thành bài thơ, bài hát được nhiều người yêu thích. Có nhiều ca sĩ đã hát tác phẩm này, nhưng ca sĩ Bảo Yến được cho là người thể hiện thành công nhất.
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu nhận xét rằng: “Điểm đặc biệt của “Ở hai đầu nỗi nhớ” là càng trải qua thời gian càng có thêm nhiều người yêu mến. Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình, “Ở hai đầu nỗi nhớ” là bài thơ, bài hát mà tôi yêu thích nhất..
Có một không gian nào
Đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào
Sâu thẳm hơn tình thương
…
Ở đầu này nỗi nhớ
Anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp
Cho ta gần nhau hơn.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đánh giá: “Bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” thật sự là một tác phẩm thơ xuất sắc và được nhớ. Bài thơ đã đạt đến đỉnh cao của “nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Không ồn ào, không nỉ non, những từ ngữ trong sáng, mượt mà đẹp như những áng thơ, bản thân nó đã toát lên vẻ thanh khiết của một mối tình.
Bài thơ là tiếng nói đầy ắp yêu thương của tình yêu và nỗi nhớ[2]. Cái dạt dào tình thương đã vượt lên trên tất cả là niềm tin, niềm hy vọng ở một tình yêu được hội tụ bởi tinh hoa của trời và đất, của con người với con người…
Nhà báo Thép Mới từng viết: “”Đời mỗi người làm văn, làm thơ, làm báo cũng chỉ cần một tác phẩm như “Ở hai đầu nỗi nhớ” là đủ”.
Cảm Nhận Về Bài Thơ
”Có một không gian nào đo chiều dài nỗi nhớ
Có khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình thương…”
Đúng vậy, có nỗi nhớ nào hơn khi chúng ta ở hai nơi, một khoảng không gian xa vời vợi! Có nỗi buồn nào chất ngất tâm hồn khi muốn có nhau trong vòng tay mà chẳng được dù chỉ phút giây. Khi ngày nhạt nắng, trong chiều hoang vắng, nhìn những cánh chim vội bay về tổ ấm… bỗng chạnh lòng, bâng khuâng. Lại một ngày nữa trôi qua. Dù chưa là tất cả nhưng những gì đã có giữa hai chúng ta cũng đủ để nhấn anh chìm sâu vào tương tư.
Một ngày…và như mọi ngày, niềm đau, nỗi nhớ cứ dâng tràn, dâng mãi… làm thổn thức, ngây dại cả tâm hồn vốn đã cằn khô tự bấy lâu.
” Ở đâu đây nỗi nhớ, anh mơ về bên em
Ngôi sao như xuống thấp cho ta gần nhau thêm.”
Em ơi, đêm đến, giữa bao la hoang vắng, trong tĩnh lặng của không gian, trong cô liêu ở một góc đời u tịch ta lại nhớ về nhau, thầm thì bao lời thương lời nhớ. Chỉ biết gửi theo cơn gió qua hiên, nhắn với mây trời đến người ta yêu ngàn câu ân tình da diết. Dẫu biết yêu là khổ, là đợi chờ… nhưng sao vẫn thấy lòng trĩu nặng ưu tư.
Giờ này em đang ở đâu, làm gì, có cùng ngắm trời sao với anh và nguyện ước cho tình mình lên xanh như chồi lá. Khi mơ về bên em… một giấc mơ giản dị, đời thường, yên bình như dòng suối róc rách giữa ngàn lau, có lẽ trời cao cũng thấu nên anh cảm nhận được sự gần gủi, ấm nồng của làn da, hương tóc em.
” Đêm nghe tiếng mưa rơi Ở hai đầu nỗi nhớ yêu và thương sâu hơn
Trên đây, pud.edu.vn đã chia sẻ cho bạn bài thơ ” Ở Hai Đầu Nỗi Nhớ” của Trần Đình Chính cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về tình yêu tha thiết, nồng cháy của nhà thơ đối với mối tình đầu của mình. Chúng tôi luôn cập nhật những bài viết đặc sắc hằng ngày, hãy theo dõi uct.edu.vn để theo dõi những bài viết hấp dẫn nhất! Thân Ái!