Chiến tranh Trịnh Nguyễn là cuộc chiến tranh giai giẳng dẫn đến đất nước bị chia cắt làm hai miền Đằng Trong và Đằng Ngoài lấy giới tuyến là sông Gianh. Để tìm hiểu sâu hơn về cuộc chiến tranh này: từ nguyên nhân, diễn biến, hậu quả đến tính chất chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây của PUD nhé !
Nguyên nhân cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
– Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.
– Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
Diễn biến chiến tranh Trịnh Nguyễn
Chiến tranh Trịnh Nguyễn dai dẳng diễn ra từ năm 1627 đến 1672 với 7 lần đánh nhau. Diễn biến chiến tranh chủ yếu diễn ra tại Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay. Kết cục hai bên dùng sông Gianh tại Quảng Bình chia cắt đất nước làm ranh giới lãnh thổ của mình. Từ đây đất nước chia thành hai phía bao gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Tại Đàng Ngoài Trịnh Tùng nắm quyền, tuy nhiên vẫn dựa vào danh nghĩa của vua Lê, được nhân dân gọi là Vua Lê – Chúa Trịnh. Ở Đằng Trong con cháu Nguyễn Hoàng thay nhau cầm quyền được gọi là Chúa Nguyễn.
Cuộc chiến đầu tiên 1627
Trịnh Tráng khởi 20 vạn đại quân thủy bộ vào nam vào tháng 3 năm 1627. Phía Nguyễn cử các tướng đón đánh. Quân Trịnh chủ động tấn công tuy nhiên không đánh lại quân Nguyễn nên đành bỏ chạy. Sau đó quân Nguyễn phao tin Quan Trịnh làm phản tại miền Bắc, đội quân của Trịnh nhạc phải thu quân về Bắc.
Cuộc chiến thứ hai 1633
Năm 1631, thế tử Kỳ con trưởng chúa Nguyễn chết, lập con thứ hai Lan lên thay, đưa con thứ 4 là Anh Kỳ trấn giữ Quảng Nam. Anh âm mưu thông đồng với chúa Trịnh, đồng ý làm nội ứng cho Trịnh Tráng. Năm 1633, Trịnh Tráng khởi binh nam tiến lần thứ hai. Tuy nhiên Anh không làm nội ứng, quân Trịnh bị đánh úp phải rút chạy về Bắc.
Năm 1634 thế tử Lan lên Thượng vương, hoàng tử Anh nổi loạn bị giết chết. Năm 1637, Thượng vương mang quân đánh úp chiếm Nam Bố Chính. Năm 1640, tướng Trịnh mang quân đánh phá Nam Bố Chính rồi rút về. Quân Nguyễn nhân thời cơ đánh chiếm luôn Bắc Bố Chính.
Cuộc chiến thứ ba 1643
Năm 1643, Trịnh Tráng điều quân vào nam chiếm lại Bắc Bố Chính. Chúa Trịnh cử hai con là Tạc và Lệ đi tiên phong. Sau đó quân Trịnh rút lui về Bắc. Tháng 6 năm 1643 chúa Trịnh đề nghị ba tàu chiến Hà Lan tiến vào cửa Thuận An đánh chúa Nguyễn. Tuy nhiên cuối cùng quân Trịnh vẫn thua quân Nguyễn.
Cuộc chiến thứ tư 1648
Trịnh Tráng sai Lê Văn Hiểu khởi binh nam tiến lần thứ tư vào Tháng 2 âm lịch năm 1648. Quân Trịnh bị thủy quân Nguyễn chặn đánh, thua lớn chạy đến tận sông Gianh. Tháng 3 năm 1648 chúa Nguyễn ngã bệnh chết trên thuyền trên đường về Thuận Hóa, quân Nguyễn từ bỏ ý định đánh ra Bắc. Nguyễn Phúc Tần lên thay chúa Lan với danh hiệu Hiền Vương.
Đại chiến lần thứ năm 1655 – 1660
Chúa Nguyễn sai quân đánh tiến ra Bắc vào tháng 4 năm 1655, quân Trịnh đầu hàng. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất trong chiến tranh Trịnh – Nguyễn. Đây cũng là lần duy nhất mà quân Nguyễn Chủ động dẫn quân đánh chiếm quân Trịnh. Qua trận này cả hai bên đều có thắng và thua, ban đầu là quân Nguyễn thắng, trận sau là quân Trịnh Thắng.
Cuộc chiến thứ sáu 1661–1662
Sau 1 năm nghỉ binh quân Trịnh lại tiến hành đưa quân vào nam tháng 10 năm 1661. Tuy nhiên sau nhiều tháng đánh qua lại quân Trịnh thua phải rút quân về.
Cuộc chiến thứ bảy 1672
Chúa Trịnh lại cử binh nam tiến năm 1672. Tuy nhiên lần này quân Trịnh vẫn không chống trả lại được quân Nguyễn nên đành rút lui về Đàng Ngoài.
***Nhận xét: Với bảy lần giao tranh, quân Trịnh đã chủ động tấn công đánh quân Nguyễn đến sáu lần. Quân Nguyễn chỉ chủ động tấn công quân Trịnh vào lần giao tranh thứ năm (1655-1660). Bởi lực lượng cả hai bên đều mạnh nên kết quả sau bảy lần giao chiến nhưng không bên nào giành được thắng lợi. Sau cùng, phải lấy sông Gianh làm giới tuyến chia đôi vùng cai quản. Cũng từ đây, đất nước ta bị chia đôi mà gọi là Đàng Trong – Đàng Ngoài.
Hậu quả của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn
Đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.
+ Ở Đàng Ngoài: đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây dựng phủ chúa bên cạnh triều Lê. “Chúa Trịnh” nắm mọi quyền hành, vua Lê chỉ là bù nhìn. Nhưng mối quan hệ giữa hai thế lực này là dựa dẫm vào nhau để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình, gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.
+ Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, gọi là “chúa Nguyễn”.
Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn là gì?
Tính chất cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn là gì? Có thể thấy, đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bản chất là sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến, nhằm mục đích giành giật quyền lợi cũng như địa vị trong phe phái phong kiến. Hậu quả của cuộc chiến này làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, dẫn đến nhiều tác hại, làm phân chia đất nước, nhân dân đói khổ lầm than…
Như vậy PUD đã chia sẻ cùng bạn những thông tin liên quan đến cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn từ nguyên nhân, diễn biến, hậu quả đến tính chất . Hi vọng những chia sẻ chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu sâu hơn về cuộc chiến này. Chúc các bạn học tốt nhé !