Cách mạng Tân Hợi(1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quố, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Hãy cùng PUD tìm hiểu sâu hơn về diễn biến, kết quả, ý nghĩa và tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi bạn nhé !
1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng Tân Hợi
– Do mâu thuẫn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
– Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
2. Diễn biến của cuộc Cách mạng Tân Hợi
– 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
– 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
– 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc.
3. Kết quả của Cách mạng Tân Hợi
– Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
– Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
4. Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi
Cách mạng Tân Hợi đã có ý nghĩa to lớn:
– Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
– Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc
– Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc
5. Tính chất của Cách mạng Tân Hợi
Tính chất của cuộc cách mạng Tân hợi năm 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để do:
-Là cuộc cách mạng mạng dân chủ tư sản:
+ Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
+ Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
-Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để ở chỗ:
+ Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
6. Hạn chế của Cách mạng Tân Hợi
Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến.
+ Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
7. Ảnh hưởng cách mạng Tân Hợi và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đối với Việt Nam
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng vận động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng này – cách mạng Tân Hợi – ngay lập tức có những ảnh hưởng trực tiếp, nhanh chóng và sâu sắc đến phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX (lúc bấy giờ đang trong thời kỳ khủng hoảng đường lối cứu nước). Không ít nhà yêu nước Việt Nam (Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học…) đã tìm đến với chủ nghĩa Tam dân và coi chủ nghĩa này như một trong những nền tảng hình thành tư tưởng của mình. Nhiều tổ chức cách mạng mô phỏng theo tổ chức Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn lần lượt ra đời. Trong số đó, Hồ Chí Minh là người chịu ảnh hưởng đậm nét hơn cả. Trong nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, còn phải kể đến các tinh hoa văn hóa, tư tưởng.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về cuộc cách mạng Tân Hợi: từ diễn biến, kết quả, ý nghĩa đến tính chất. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về cuộc cách mạng này. Luôn đồng hành cùng PUD để có cơ hội chia sẻ têm nhiều thông tin hữu ích ban nhé !